CHI PHÍ LÃI VAY tiền ngân hàng, vay cá nhân và vay doanh nghiệp
Chi phí lãi vay tiền ngân hàng, vay cá nhân và vay doanh nghiệp
Có hai hình thức vay là: Vay tiền của cá nhân và vay tiền của Ngân hàng hoặc Doanh Nghiệp khác
Chúng ta cùng đi vào phân tích nội dung và ví dụ thực tế cụ thể
1. Vay tiền của cá nhân
- Phần chi phí lãi vay tương ứng với lãi suất vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điẻm vay sẽ bị loại khỏi chi phí (đây là chi phí không được trừ)
- Ngoài ra để đáp ứng là chi phí được trừ, chi phí lãi vay tiền cá nhân cần đáp ứng điều kiện:
+ Phải phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
+ Có đầy đù hóa đơn, chứng từ hợp pháp (với cá nhân không kinh doanh thì không bắt buộc phải có hóa đơn, cần hợp đồng vay và chứng từ thanh toán – theo Công văn 4315/TCT-CS)
+ Với phát sinh từ 20 triệu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
+ Đã góp đủ vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh
Ví du: Năm 2019, Kế toán Trường Tín có vay của bà Nguyễn Thanh Huyền 1,5 tỷ với lãi suất 1,2%/tháng (trong khi đã đóng đủ số vốn điều lệ đăng ký)
ð Hàng tháng Kế toán Trường Tín sẽ phải trả lãi vay cho bà Huyền là: 1,5tỷ x 1,2% = 18 triệu
Thời điểm vay NHNN công bố mức lãi suất cơ bản trên “sbv.gov.vn” là 0,7%
ð Lãi suất được trừ là: 0,7% x 150% = 1,05 %
ð Chi phí lãi vay tương ứng được tính vào chi phí được trừ là: 1,5tỷ x 1,05% = 15,75 triệu
ð Phần còn lại là chi phí không được trừ: 18triệu – 15,75triệu = 2,25 triệu
Lưu ý: Trước khi thanh toán lãi vay cho cá nhân phải khấu trừ 5% thuế Thu nhập cá nhân (theo khoản 2.17 điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và khoản 3 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
ð Với ví dụ trên khi KT Trường Tín trả tiền lãi vay cho bà Huyền cần khấu trừ: 18triệu x 5% = 900.000đ
Kế Toán Trường Tín phải kê khai 900k này theo mẫu 06/TNCN để nộp tiền vào NSNN
2. Vay tiền của ngân hàng hoặc doanh nghiệp khác
Căn cứ vào tình trạng góp vốn của DN để xác định khoản chi phí lãi vay NH hoặc DN là chi phí được trừ hay không được trừ
- DN đã góp đầy đủ vốn điều lệ: thì khoản chi phí lãi vay NH hoặc DN khác được tính vào chi phí được trừ khí quyết toán thuế TNDN
- DN chưa góp đủ vốn điều lệ: thì phần Chi phí lãi vay tương ứng với số vốn điều lệ còn thiếu theo thời hạn góp vốn trong điều lệ DN là chí phí không được trừ
- Trường hợp quá 90 ngày DN có cổ đông không góp đủ vốn phải điều chỉnh vốn góp về đúng số thực góp (thời hạn 60 ngày từ ngày hết hạn góp)
è Thời hạn góp vốn:
+ Trước ngày 1/7/2015: thời hạn góp vốn với Cty CP là 90 ngày – với Cty TNHH là 36 tháng (theo luật DN 2015)
+ Từ ngày 1/7/2015 đến nay: thời hạn góp vốn chung là 90 ngày (theo luật DN 2014)
è Điều lệ góp vốn: Các thành viên sáng lập đưa ra quyết định về thời hạn góp vốn của DN
Ví dụ:
+ Ngày 1/3/2019: Công ty TNHH 2 thành viên Hoàng Ân thành lập, đăng ký vốn điều lệ 1,8 tỷ (theo tỷ lệ ông A: 1tỷ, ông B: 800tr)
Thời hạn góp vốn được thống nhất theo điều lệ DN như sau:
Đợt I: Ngày 2/3/2019, Ông A góp 500tr, ông B góp 400tr
Đợt II: Trong vòng 90 ngày từ lúc thành lập sẽ góp nốt phần còn lại
Nhưng thực tế hết 90 ngày Công ty Lê Anh mới góp được số tiền là: 1,5 tỷ -> còn thiếu 300.000.000 đ
+ Ngày 1/8/2019: Công ty Lê Anh vay Công ty Phi Nhung 500.000.000 đ với lãi suất 1%, vay trong 2 tháng, tiền lãi trả hàng tháng
ð Chi phí lãi vay được trừ = (500tr – 300tr) x 1% = 2.000.000đ/tháng
ð Chi phí lãi vay không được trừ = 300tr x 1% = 3.000.000đ/tháng
Lưu ý:
- DN không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, trả nợ vay DN khác thì không được sử dụng tiền mặt (theo TT92/2015/TT-BTC)
- Khi nhân tiền lãi vay hàng tháng, Công ty cho vay phải xuất hóa đơn không chịu thuế (theo CV số 4503/TCT-DNL)
Lượt xem: 150
